Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Cuc đi ca Nó.... !!!
cuc đi nó bt đu t đây ....!
b
b rơi ngay t lúc lt lòng ...........
Nó lao vào cuc sng .......và làm tt c nhng gì có th đ kiếm cái ăn
đi vi mt chàng trai 2 tui như nó đ kiếm được cái ăn tht s là mt điu khó khăn ......
ri có nhng hôm phi kiếm mt "xó" nào đó đ ng .........mà bng nó vn đói meo
cuc sng c thế trôi qua tng ngày ............
có nhng lúc nhìn người ta ............nó thèm biết bao........
Nhưng nó vn tiếp tc sng và ri .......ngày đnh mnh ca cuc đi nó đã đến ....! làm thay đi cuc đi ca nó !
M
t hôm trên đường đi kiếm ăn ...........bt ng nó gp phi bn cướp.......
Cướp : mày có tin đưa mau ! nếu không tao "giết" ...... hm
Nó : d
....! em ăn còn không có thì làm gì có tin.... ch tha cho em .......hic hic
C
ướp : tha cho mày à ......nhìn mày đp trai thế này mà tha à....ko tin thì tao cướp th khác .....haha
và tên cướp kia đã ...........ly đi tt c nhng gì "còn li" trong nó.......mt cho nó khóc lóc van xin .........hic hic !

Ôi ! thế là hết
k t ngày đó .....tm thân ngc ngà ca nó đã biến thành thế này đây ..................Và nó đã lao vào trn giang h mong xóa đi nhng k nim bun..
Nó vn luôn t ha rng .................!
và Nó đã tr thành mt "đi ca" trên chn giang h

Nhng tưởng rng cuc đi Nó s chôn vùi trong nhng ba nhu sa đa................
nhưng cuc sng vn chng bt công .............................Nó đã nhìn thy cô y ................
Nhn được sc mnh ty .......Nó bt đu t b giang h và lao vào tp luyn..........

Trao di kiến thc ................
và ......."tô đim" ...sa son bn thân nhiu hơn............
Nàng đã cm đng và trao cho Nó ............nhng yêu thương ca cuc đi...................
nhưng cuc đi .....................................làm sao hc được ch ng ...................................
Nàng đã b Nó đ chy theo người khác ............................
Tôi không trách em .........bi cuc đi là thế ............... nơi đây ngày đêm tôi vn mãi nguyn cu cho em được hnh phúc ..........
Thi gian thm thoát trôi qua đến hôm nay ..................ngm li......
Ôi Ta Đã Già Mt Ri !

 NGUỒN: LỚP QPAN K20

Cuốn sổ tiết kiệm


Cuốn sổ tiết kiệm

Hôm nay là ngày cưới của Tom và Monica. Họ quyết định làm đám cưới sau một thời giam dài yêu nhau. Khi tiệc cưới vừa kết thúc, Mẹ Monica đưa cho con gái cuốn sổ tiết kiệm 1000 dola, bà nói:
Monica yêu quý, con hãy cầm cuốn sổ này và giữ gìn nó như một cuốn nhật ký ghi cụ thể những khoảnh khắc tuyệt với nhất trong cuộc sống của mình; mỗi khi các con cùng đón nhận một niềm vui hoặc một khoảnh khắc hạnh phúc, hãy gửi một số tiền vào tài khoản và ghi chú bên cạnh đó; kỷ niệm càng đáng nhớ, các con gửi số tiến càng nhiều.
Hôm nay mẹ gửi số tiền đầu tiên vào cuốn sổ đó để kỷ niệm cho ngày đặc biệt này, con hãy bảo Tom làm như  vậy; chỉ khi thời gian qua đi, các con sẽ biết được mình hạnh phúc như thế nào.

Khi trở về nhà, Monica hào hứng kể cho Tom nghe lời dặn dò của Mẹ, họ cho rằng đó là ý tưởng tuyệt vời.

Thời giam qua đi, Tom và Monica đều thường xuyên gửi tiền vào tài khoản mỗi dịp đặc biệt diễn ra trong cuộc sống của họ.

Ngày 7/2: 100 dola – sinh nhật Tom sau ngày cưới;
Ngày 1/3: 300 dola – Monica được tăng lương;
Ngày 20/3: 200 dola – Kỷ niệm chuyến du lịch của hai vợ chồng tại Bali;
Ngày 15/4: 2000 dola – Monica mang thai;
Ngày 1/6: 1000 dola – Tom được thăng chức.

Và cứ thế, khi năm tháng qua đi, tình cảm giữa Tom và Monica không còn như trước, họ bắt đầu nảy sinh xung đột, cãi cọ nhau vì những điều nhỏ nhặt. Cuộc sống trở nên tồi tệ, họ không còn nói chuyên và chia sẻ được nữa, họ cảm thấy hối hận vì mình đã lấy phải một người hoàn toàn không phù hợp; tình yêu dần trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Một ngày nọ, Monica nức nở nói với mẹ.
- Mẹ! chúng con không thể chịu đựng nhau được hơn nữa và sẽ quyết định ly dị, con đã hối hận vì đã cưới người đàn ông đó làm chồng.
- Con hãy làm điều con muốn nếu cảm thấy thực sự không thể duy trì được cuộc hôn nhân này, nhưng trước khi ly dị con hãy làm điều này. Con còn nhớ cuốn sổ tiết kiệm mẹ đã đưa cho con ngày cưới? Hãy rút toàn bộ số tiền và tiêu hết.

Trên đường về, Monica nghĩ về điều mẹ nói, cô lái xe đến ngân hàng và rút toàn bộ số tiền trong tài khoản. Trong khi chờ đợi, cô mở cuốn sổ ghi chép ra đọc, bỗng nhiên cảm xúc về quãng thời gian hạnh phúc chợt ùa về . Monica nhìn từng nét chữ thân thuộc mà cô đã hạnh phúc biết bao khi được viết vào đó, mắt cô bỗng ướt nhoè, có cái gì đó đè nặng trong lòng, cô quyết định rời khỏi ngân hàng để về nhà.

Monica đưa cuốn sổ tiết kiệm cho Tom và đề nghị anh hãy tiêu hết số tiền trong tài khoản trước khi ly dị.

Ngày hôm sau, Tom đưa lại cuốn sổ cho Monica, cô bất ngờ nhận ra có một số tiền mới được chuyển vào tài khoản và kèm theo một dòng ghi chép ” Hôm nay là ngày anh nhận ra mình yêu em biết bao trong suốt quãng thời gian chung sống, em là người đã mang lại hạnh phúc cho anh”.

Họ ôm nhau và khóc.

Cuốn sổ đến bây giờ vẫn còn, chưa mất đi một dola nào; chúng ta không hề biết họ đã tiết kiệm được bao nhiêu, nhưng chính cuốn sổ đó đã giúp họ nhận ra được giá trị của niềm hạnh phúc đã trải qua trong cuộc sống.



TỪ: A. TOÀN K20 QPAN

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2/10/2009 của Bộ Chính trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ


Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2/10/2009 của Bộ Chính trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị (số 15-NQ/TW ngày 30-7-2007);
 Bộ Chính trị quy định về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ như sau:
            Chương I
               Quy định chung

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp dụng cho những người được bổ nhiệm hoặc được bầu giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cán bộ). 
Điều 2. Giải thích từ ngữ 
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 
1. ''Thôi giữ chức vụ'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cỏn bộ chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh. Việc thôi giữ chức vụ gắn với yếu tố khách quan. 
2. ''Miễn nhiệm'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên.
3. ''Từ chức'' là việc cán bộ tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
4. ''Cấp có thẩm quyền'' là cấp có quyền quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
5. ''Tập thể lãnh đạo'' là đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng).
6. ''Cơ quan tham mưu'' là cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Nguyên tắc chung 
1. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác cán bộ. 
2. Cấp nào bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó có quyền cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu của từng cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp có thẩm quyền của cấp mình về việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người đứng đầu trong đề xuất, chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. 
3. Việc xem xét, quyết định cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ phải thực hiện đúng pháp luật, điều lệ, quy định hiện hành, trên cơ sở dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu. Việc miễn nhiệm cán bộ phải được trên 50% tổng số thành viên của cấp có thẩm quyền tán thành; việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức do người đứng đầu quyết định, sau khi tham khảo ý kiến các thành viên lãnh đạo khác.
4. Khi chưa có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cho từ chức thì cán bộ vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cán bộ sau khi miễn nhiệm, từ chức được xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực, sức khoẻ của cán bộ, có lưu ý đến nguyện vọng cá nhân. 
Chương II
Căn cứ xem xét cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức

Điều 4. Căn cứ xem xét cho cán bộ thôi giữ chức vụ 
Việc xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ căn cứ vào một trong các trường hợp sau: 
1. Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. 
2. Theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế hiện hành, không được giữ chức vụ có liên quan sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. 
3. Cán bộ không đủ sức khoẻ để tiếp tục lãnh đạo, quản lý: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, ốm đau kéo dài, đã nghỉ đủ 12 tháng để điều trị nhưng không phục hồi được sức khoẻ. 
Điều 5. Căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ 
Việc xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Cán bộ bị kỷ luật, cán bộ vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp:
a. Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.
b. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm. 
2. Cán bộ không đủ năng lực, uy tín để làm việc thuộc một trong các trường hợp:
a. Trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b. Trong một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao.
c. Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
d. Bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ.
đ. Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về những việc đảng viên, cán bộ, công chức không được làm. 
3. Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.
Điều 6. Căn cứ xem xét việc từ chức của cán bộ 
Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý. 
2. Cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khoẻ. 
3. Cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình. 
4. Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Điều 7. Trường hợp không được từ chức 
Cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 
1. Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao. 
2. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật. 
Chương III
Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức
Điều 8. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ 
1. Cho thôi giữ chức vụ căn cứ theo khoản 1, khoản 2, Điều 4 của Quy chế này: cơ quan tham mưu trình người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy định hiện hành.  
2. Cho thôi giữ chức vụ căn cứ theo khoản 3, Điều 4 của Quy chế này: 
a. Cơ quan tham mưu căn cứ tình trạng sức khoẻ của cán bộ, kết luận của Hội đồng Giám định y khoa để đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu.
b. Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc cho thôi giữ chức vụ, trình người đứng đầu.
c. Người đứng đầu xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.  
Điều 9. Hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ 
1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; 
2. Các văn bản có liên quan khi xem xét cho thôi giữ chức vụ theo Điều 4. 
Điều 10. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác 
1. Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm.
2. Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng. 
3. Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
4. Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
5. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.  
Điều 11. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên 
1. Cơ quan tham mưu của cấp trên có thẩm quyền căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm. 
2. Theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, đồng thời xin ý kiến của các cơ quan có liên quan;
3. Sau khi trao đổi với cấp ủy đảng nơi cán bộ đang công tác, tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác thảo luận, có ý kiến bằng văn bản trình cấp trên. 
4. Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình với cấp có thẩm quyền. 
5. Cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.  
 Điều 12. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm 
1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. 
2. Các văn bản có liên quan khi xem xét miễn nhiệm theo Điều 5 của Quy chế này (quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến cán bộ).  
3. Tóm tắt lý lịch của cán bộ.
4. Bản nhận xét, đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ, thời hạn giữ chức vụ. 
Điều 13. Quy trình xem xét đối với cán bộ xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác
1. Cán bộ xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo (qua cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác).
2. Cơ quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền. 
3. Người đứng đầu xem xét, quyết định.  
Điều 14. Quy trình xem xét đối với cán bộ xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên  
1. Cán bộ có đơn xin từ chức trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác và cấp trên có thẩm quyền (qua cơ quan tham mưu của cấp trên). 
2. Người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác có ý kiến bằng văn bản gửi cấp có thẩm quyền. 
3. Cơ quan tham mưu của cấp trên trình cấp có thẩm quyền. 
4. Người đứng đầu cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cán bộ xin từ chức theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ giữ chức vụ.
Điều 15. Hồ sơ xem xét việc từ chức
1. Đơn xin từ chức của cán bộ. 
2. Tờ trình của cơ quan tham mưu.  
Chương IV
Khiếu nại, phục hồi chức vụ và một số chính sách liên quan 
Điều 16. Việc khiếu nại của cán bộ 
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định miễn nhiệm chức vụ, cán bộ có quyền khiếu nại về việc miễn nhiệm tới cấp có thẩm quyền và cơ quan tham mưu của cấp có thẩm quyền. 
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm là sai, cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ cũ hoặc chức vụ tương đương cho cán bộ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ bị miễn nhiệm của cán bộ. 
Điều 17. Việc cán bộ phục hồi sức khỏe 
Đối với cán bộ đó có quyết định thôi giữ chức vụ, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về sức khoẻ của cán bộ đó được phục hồi, cấp có thẩm quyền phải xem xét bố trí công việc, chức vụ thích hợp cho cán bộ. Trường hợp đặc biệt cũng không để kéo dài quá 90 ngày làm việc.
Điều 18. Một số chính sách đối với cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức 
1. Cán bộ thôi giữ chức vụ theo khoản 1, khoản 2, Điều 4, nếu phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ cũ được bảo lưu phụ cấp chức vụ 6 tháng; cán bộ luân chuyển được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian luân chuyển. 
2. Cán bộ xin từ chức theo khoản 1, khoản 2, Điều 6 được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ.  
Chương V
Tổ chức thực hiện
Điều 19. Thời hạn giải quyết 
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi có đủ hồ sơ, thủ tục, người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. 
Điều 20. Trách nhiệm thực hiện 
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quy định này và chỉ đạo việc cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền.  
2. Ban Tổ chức Trung ương theo dõi việc triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị.
Điều 21. Hiệu lực thi hành 
Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
(đã ký)

Trương Tấn Sang

Theo: dangcongsanvietnam